Tìm hiểu về những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao, sinh hoạt hàng ngày giờ đây không còn chỉ là ăn mặc... mà kéo theo các món ăn tinh thần cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Đủ các thể loại nhạc như nhạc truyền thống, trữ tình, rock, balad... và đủ các loại nhạc cụ phương tây đến phương ta. Trong đó, Việt Nam chúng ta cũng chứa đựng một kho tàng phong phú các loại nhạc cụ thể hiện được quốc hồn của dân tộc. Bài viết này, nhạc cụ Đàn Hương sẽ giúp các bạn độc giả Tìm hiểu về những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến

1/ Đàn tranh Việt Nam

Đầu tiên phải kể đến đàn tranh, một trong những loại đàn được ưa thích nhất bởi tiếng trong trẻo, tinh khiết... của nó. Đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài khoảng từ 110 – 120cm. Bởi đàn tranh hay còn gọi đàn thập lục nghĩa đàn 16 dây, sau nhu cầu của người chơi cần quãng rộng hơn nên có chế tác ra những cây đàn tranh 17, 19 hay thậm chí 21, 22 dây vì vậy chiều dài và chiều rộng của cây đàn còn phụ thuộc vào đàn nhiều hay ít dây. 

 

Đàn tranh được chế tác từ người nghệ nhân có thành đàn làm từ các loại gỗ tự nhiên chất lượng, mặt đàn được mài tỉ mẩn nên âm rất trong và vang. Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

Đàn tranh chơi được đa dạng thể loại thường được chơi trong các buổi hòa tấu, hay độc tấu, các tác phẩm, chèo, đờn ca tài tử, các bản nhạc hit hot của giới trẻ, các buổi chầu hát văn...

2/ Đàn bầu:

" Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu" đó là câu nói quen thuộc của các cụ ngày xưa bởi tiếng đàn bầu khá buồn. Đàn bầu thể hiện được nỗi lòng của người chơi, càng cảm xúc bao nhiêu thì tiếng đàn bầu càng hay càng đượm buồn bấy nhiêu. Đàn bầu hay còn gọi độc huyền cầm do đàn chỉ có một dây. Là một trong những loại nhạc cụ Việt Nam được chơi bằng que hoặc miếng gảy.

Đàn bầu hộp gỗ: Loại đàn sau này được cải tiến, được dùng bởi người chơi đàn chuyên nghiệp. Đàn bầu được biểu diễn trong những buổi hòa tấu, độc tấu, hay còn được đanh trong phường bát âm thể hiện nỗi lòng của người còn sống còn với người đã uất bởi tiếng da diết, nỉ non ...

3/ Đàn tỳ bà:

Đàn tỳ bà được coi làm một loại nhạc cụ dây của Việt nam. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu ghi chép rằng đàn tỳ bà xuất hiện ở trung quốc từ rất sớm gọi là PiPA.

 

 

 

Đàn tỳ bà được thiết kế rất duyên dáng, thon gọn, được chế tạo từ nguyên một khối gỗ nên rất chắc chắn. Đàn 4 dây được làm bằng nilong, phần đầu đàn được thiết kế hình đầu con dơi, phím đàn được gắn bằng tre già tạo ra tiếng đặc trưng. Cũng giống như các đàn khác, đàn tỳ bà cũng dùng được độc tấu các loại bài hát và thể loại khác nhau và cũng dùng để hòa tấu.

 

4/ Đàn đáy

Đàn đáy (hay Vô đề cầm) là nhạc cụ độc đáo mà từ hình dáng, âm thanh đến thể loại âm nhạc có một địa vị đặc biệt trong nền âm nhạc cổ truyền của người Việt.. Đàn đáy được dùng trong hát ca trù, hát ả đào trình diễn chung với phách và trống đế. Chất âm của đàn đáy có chút buồn, hiu hiu.

Người biểu diễn thường dùng đàn đáy đệm cho giọng nữ cao hoặc phối hợp với những nhạc cụ gõ có âm thanh khô (ít vang). Đàn đáy là nhạc cụ độc đáo chỉ duy nhất dùng để biểu diễn ca trù cùng với phách và trống chầu. Ngày nay nó còn được dùng trong một số dàn nhạc dân tộc để hòa tấu. 

5/ Đàn nguyệt

Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt.  Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.

Âm thanh đàn vang và tươi, sâu lắng phong phú. Chính nhờ vậy, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu, nhạc lễ và hát văn. Cách chơi cũng phong phú có thể độc tấu, hòa tấu, hoặc đệm hát.

6/ Đàn nhị

Đàn nhị còn được gọi là đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây. Đàn sở hữu 2 dây cần có tên gọi là đàn nhị. Xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ X, được người Kinh, Tày, Thái, Nùng, Dao, Mường, Khmer… dùng nhiều.

Nhắc đến đàn nhị người ta thường nghĩ đến trong đám ma hay miền nam còn gọi là phường bát âm. Tuy nhiên, không hẳn như vậy, đàn nhị cũng có mặt trong những làn điệu dân ca như hát chèo, cải lương, hát xẩm, hát dân ca, hòa tấu ... Nói chung tùy thuộc vào dòng nhạc và loại hình biểu diễn mà nên chọn những dòng hay loại đàn nhị khác nhau. 

Đàn nhị là thành viên trong nhạc phường bát âm, dàn nhã nhạc, hay thậm chí trong những buổi chầu văn, hay đờn ca tài tử hoặc dàn nhạc tổng hợp. Ngày nay, khi xã hội phát triển, các bạn trẻ cũng thích môn nhạc cụ này nhiều hơn thì đàn nhị Việt Nam bắt đầu phá cách và xuất hiện cả trong dàn nhạc pop, rock hiện đại . Kỹ thuật đàn khá phong phú, bao gồm từ ngón vuốt, ngón nhấn, ngón láy, ngón chuyền đến cung võ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung, v.v.

8/ Đàn tam

Đàn tam có thiết kế mặt bầu vàng, được bít da trăn, ngày trước đàn tam được chơi với dàn nhạc bát âm. Bây giờ, đàn tam có nhiều kích cỡ khác nhau, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Âm thanh của đàn tam có âm vang, sáng ấp. ở các quãng thấp thì đàn tam có âm hơi đục. Vì thế đàn thường được dùng để chơi những giai điệu nhạc khỏe khoắn.

 

 

 

9/ Đàn tứ:

Đàn tứ còn được gọi là đàn mặt trời, đàn nhật. Là dòng nhạc cụ dây loại dọc. Là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt và có một vài dân tộc thiểu số ở miền Bắc. Nói về đàn tứ là loại đàn có 4 dây bằng tơ, Được xếp phím 7 âm chia đều.

Âm thanh của đàn tứ giòn vang, phù hợp với những giai điệu vui tươi, dí dỏm. Đàn tứ được dùng trong nhạc bát âm, cải lương hoặc tuồng. Ngoài ra đàn tứ còn được chơi trong dàn nhạc dân tộc hòa tấu.

 

 

 

10. Đàn Tính 

Là loại nhạc cụ độc đáo của người Tày. Loại đàn này đã gắn bó với đời sống của người dân tộc Tày trong các dịp lễ, hội, trao duyên. Không biết tự bao giờ mà cây đàn đã trở thành loại nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt thường niên của người dân nơi đây.   Đàn tính được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau của người dân tộc Tày như cưới xin, lễ hội,.. nhất là hát then.

Ðàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui như: Dịp năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, mừng thăng quan, tiến chức, mừng thượng thọ.; hay những lúc an ủi người ốm, những lúc buồn, động viên người đang phiền muộn,… cũng đều có mặt loại đàn này. Trong không khí thiêng liêng, lời ca, điệu múa và âm nhạc hòa quyện rộn ràng, say đắm, mang đến cho người nghe, người xem những cảm xúc dạt dào và có tính thẩm mỹ cao.

 

 

11. Đàn Mandolin:

Mandolin là loại nhạc cụ đàn có tám dây. Đàn phát ra âm thanh bằng cách gảy dây đàn,cho âm thanh có âm sắc hơi giống như đàn tranh ở quãng cao. Đây là loại đàn cổ. Loại phổ biến nhất của mandolin, được thiết kế đầu tiên tại Naples và có tám dây. Đàn làm bằng gỗ và có một cần đàn với các phím đàn. 

Âm thanh của cây đàn này trong trẻo rất cuốn hút, có cấu tạo gần giống như 1 cây đàn guitar nhưng khác về kiểu dáng.

 

 

12. Bộ trống:

Bộ trống, phách, cảnh, thanh la dùng cho hát văn. 

Qua bài viết này, nhạc cụ đàn Hương đã giúp các bạn độc giả Tìm hiểu về những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trên đây là những thông tin về những loại nhạc cụ dân tộc đặc trưng cho 3 vùng miền nổi bật của nước ta. Ngoài ra còn rất nhiều những loại nhạc cụ dân tộc đến từ các vùng miền khác như đàn bầu, đàn tranh,… Nếu bạn là người có niềm đam mê với âm nhạc, với những loại nhạc cụ dân tộc mang đậm nét cổ truyền, có thể tham khảo và mua chúng trên những cơ sở uy tín.

Nếu bạn có nhu cầu mua các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống - hãy liên hệ với nhạc cụ đàn Hương - chuyên cung cấp các loại nhạc cụ và phụ kiện - hotline: 088.609.4297

Trả lời

Bài viết liên quan

0886094297
Nhắn tin!