Giới thiệu về Đàn Tam - nhạc cụ dân tộc truyền thống của người Việt

Đàn Tam là nhạc cụ dây - truyền thống gảy phổ biến của người Việt. Đàn được mắc “ba dây” nên gọi là Đàn Tam.

Có nhiều loại nhạc cụ dân tộc như Người Tày, Thái, có Ðàn Then 3 dây nhưng nguyên tắc và âm sắc hơi khác với Ðàn Tam, thực chất tiếng Ðàn Tam rung trên mặt da còn tiếng Ðàn Then rung trên mặt gỗ mỏng). Ðàn Tam hiện nay có cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn (âm trầm). Cả 3 loại đều thể hiện âm vực trong vòng 2 quãng tám rất tốt.

Ðàn Tam cỡ nhỏ và cỡ vừa có thể đánh giai điệu và hòa âm. Ðàn Tam có thể diễn tấu các bản nhạc có tốc độ nhanh, đánh láy đầu, láy đuôi hoặc biến tấu. Về âm lượng Ðàn Tam có thể vang bằng hai đàn dây gảy khác, loại Tam cỡ lớn có thể tăng thêm âm trầm cho dàn nhạc.

Đàn tam gồm có những bộ phận chính như sau:

Bầu đàn hay hộp đàn: là khuôn gỗ dày hình chữ nhật (4 cạnh tròn), kích thước 14 – 17 cm. Thành đàn cao khoảng 5 cm, khá nặng, làm bằng gỗ cứng. Mặt đàn bọc bằng da trăn hoặc da kỳ đà. Ở phần gần giữa mặt đàn là ngựa đàn. Trước đây hậu đàn bịt da, ngày nay làm bằng gỗ, có lỗ thoát âm.

Cần đàn: dài, làm bằng gỗ tự nhiên và đặt biệt trên mặt không có phím đàn.

Đầu đàn: có hốc luồn dây và 3 trục dây (bên 2 trục, bên 1 trục). Đầu đàn hơi ngả về phía sau.

Dây đàn: trước đây làm bằng dây nylon với kích thước khác nhau. Tổng cộng có 3 dây đàn móc vào cuối bầu đàn, chạy lên phía trên ngựa đàn đến cần đàn rồi xỏ vào trục dây được luồn qua miếng xương có 3 lỗ nằm trên mặt cần đàn. Người ta có thể di chuyên miếng xương này lên gần đầu đàn hay kéo xuống hướng bầu đàn để điều chỉnh độ căng, giãn của 3 dây đàn, giúp âm thanh cao lên hay trầm xuống. Nói cách khác, miếng xương này giống như cái khuyết ở Đàn Nhị. 

Đàn Tam có âm sắc không giống các đàn khảy dây khác như Đàn Tỳ Bà, Đàn Nguyệt hay Đàn Tứ. Điều này có lẽ chịu ảnh hưởng phần nào bởi mặt bầu vang bịt da trăn. Và dĩ nhiên là mỗi một loại nhạc cụ khi được chế tạo ra đều mang những âm hưởng riêng biệt cho chúng. Như Đàn Tam có màu âm vang, ấm, sáng sủa, thích hợp rộn rã. Tuy nhiên khi ở quãng thấp âm sắc Đàn Tam hơi đục, dùng để thể hiện những giai điệu trầm hùng, khỏe khoắn.

Dây đàn được lên cách nhau một quãng 4 đúng và 5 đúng Sol – Do -Sol hoặc Sol – Re – Sol

Đối với Đàn Tam cỡ trung bình và lớn, âm sắc hơi mờ và đục hơn đàn cỡ nhỏ, âm thanh gần giống như tiếng trống. Các loại Đàn Tam đều có âm vực khoảng 3 quãng tám.

Lên dây & Tầm âm của đàn Tam

dantam-1
dantam-2
dantam-3

Người biểu diễn thường để móng tay dài ở ngón cái và trỏ để khảy đàn, nhưng có người lại dùng móng khảy bằng sừng hoặc bằng nhựa. Loại móng này có vòng để đeo vào đầu ngón cái và ngón trỏ như móng của Đàn Tranh.

Dù khảy đàn bằng móng tay hay móng khảy kỹ thuật diễn Đàn Tam cũng không có gì khác biệt.

Về cách dùng móng khảy, có một số kỹ thuật như sau:

Khảy: đánh vào dây đàn từ trên xuống.

Hất: dùng miếng khảy hất dây từ dưới lên.

Vê: dùng miếng khảy hất từ trên xuống và từ dưới lên một cách liên tục, giống như kỹ thuật reo dây của Đàn Tranh. Người diễn có thể  trên 1 dây, 2 dây hoặc cả 3 dây, tạo nên hợp âm ngân dài. Nếu dùng móng tay để đánh những âm liên tiếp đều nhau thì gọi là phi, một kỹ thuật của Đàn Tỳ Bà.

Về kỹ thuật tay trái, người ta sử dụng Đàn Tam với những cách chính như: bấm (tùy kích cỡ đàn tam mà có thể bấm khác nhau) còn các kỹ thuật láy, láy rền, bật, mổ, luyến, bịt, âm bội… đều giống như cách sử dụng Đàn Tỳ Bà hoặc Đàn Nguyệt. Người ta thường dùng ngón  để diễn đàn tam, ít sử dụng ngón rung. Kỹ thuật đánh chồng âm (hợp âm) cũng có hiệu quả tốt đối với Đàn Tam. Tuy nhiên nếu dùng móng tay để đánh hợp âm thì dễ dàng là dùng móng khảy.

Đàn Tam được dùng phổ biến trong dàn nhạc chèo, phường bát âm, ban nhã nhạc. Ngày nay phần lớn các dàn nhạc đều có Đàn Tam với đủ loại kích thước, từ nhỏ, vừa đến lớn và cả loại Đàn Tam âm trầm, hòa điệu với những nhạc cụ âm trầm khác trong dàn nhạc.

Đàn Tam là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Tam nhập vào Việt Nam với mặt đàn bịt da. Để có thể diễn tấu được cây đàn Tam, người chơi không chỉ cần am hiểu về đàn mà còn nắm rõ các kỹ thuật chơi mà Nhạc cụ đàn Hương giới thiệu qua bài viết này.

1. Tư thế cách gảy đàn

Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu
Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay.

2. Kỹ thuật tay phải

Nghệ nhân đề móng tay dài, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để gảy, có người dùng móng bằng sừng, bằng nhựa có vòng đeo chặt vào đầu ngón tay (như móng gảy Ðàn Tranh), hiện nay phổ biến nhất là sử dụng miếng gảy. Khi biểu diễn Ðàn Tam, sử dụng miếng gảy, móng tay hoặc móng đeo không khác biệt lắm.

Ngón gảy: là dùng miếng gảy đánh vào dây từ trên xuống,ký hiệu là chữ U ngược.

Ngón hất: là sử dụng miếng gảy hất từ dưới lên, ký hiệu chữ V.

Ngón vê: được sử dụng rất nhiều ở Ðàn Tam, dùng miếng gảy đánh xuống và hất lên liên tục, nhanh và đều, ký hiệu gạch 3 chéo ở đuôi nốt. Vê làm cho tiếng đàn vang đều từ đầu đến hết độ ngân của nốt nhạc, làm cho nốt nhạc thêm sinh động, giàu sức biểu hiện.

Ví dụ: (144-5)

dantam-5

 

Ví dụ: (145-7)

dantam-6

 

3. Kỹ thuật tay trái

Kỹ thuật tay trái có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt vì cần Ðàn Tam không có phím, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải, Ðàn Tam có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.

Ngón nhấn: tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn tay phải chỉ gảy một lần.

Ví dụ: (146-3)

dantam-7

 

Ngón vuốt: vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt.
Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

Ví dụ: (149-4)

dantam-8

 

*Vuốt lên, xuống: là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.

Ngón giật: là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ.

Ví dụ: (152-6)

dantam-9

 

Ngón mổ: ngón mổ gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.

Ví dụ: (147-8)

dantam-10

 

Chồng âm, hợp âm: đánh chồng âm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng bằng miếng gảy, khi đánh chồng âm, hợp âm có thể đánh bằng móng tay hoặc phím gảy trên, hai hoặc ba dây không khó khăn và giữ tính chất đệm trong hòa tấu.

Ví dụ: (151-9)

dantam-11

 

Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.

Video đàn tam:

Nếu bạn có nhu cầu mua Đàn Tam vui lòng liên hệ nhạc cụ đàn Hương - chuyên cung cấp các loại nhạc cụ dân tộc với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chúng tôi luôn trao uy tín và chất lượng đến khách hàng. 

Hotline: 088.609.4297

Trả lời

Bài viết liên quan

0886094297
Nhắn tin!