Cách chọn mua đàn tính và giá một cây đàn tính là bao nhiêu?

Có rất nhiều người băn khoăn, lo lắng về cách chọn mua đàn tính và giá một cây đàn tính là bao nhiêu, không biết địa chỉ nào uy tín và tin cậy để gửi gắm. Bài viết dưới đây, Nhạc cụ đàn Hương sẽ giúp các bạn tìm hiểu sâu hơn về bộ môn nhạc cụ và cách chọn mua đàn tính và giá một cây đàn tính là bao nhiêu?

Đàn Tính hay còn gọi là đàn Tẩu là nhạc cụ khảy dây được dùng phổ biến ở một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, người Tày, người Nùng, các tỉnh Cao Bằng ... Ở vài vùng thuộc Trung Quốc, Lào, và Thái Lan người ta nhận thấy cũng có nhạc cụ này. Trong tiếng Thái, tính có nghĩa là đàn, còn tẩu là bầu (quả bầu), dịch ra tiếng Việt, tính tẩu có nghĩa là đàn bầu. Để khỏi nhầm lẫn với loại đàn bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính nhưng nếu dịch ra “đàn đàn” thì sai. Do đó chỉ cần hiểu đàn tính là cách gọi tắt của đàn tính tẩu.

Đàn tính thuộc đàn họ dây. Khi đánh đàn, dùng ngón tay trỏ của tay phải để gảy. Nó được làm bằng quả bầu cắt đi 1/3 và cần đàn. Kinh nghiệm dân gian mà sau này như một công thức cho tỷ lệ bầu đàn và cần đàn là “slam căm tẩu, cẩu căn càn” (tức là chiều rộng mặt bầu được đo bằng ba nắm tay, chiều dài cần đàn là chín nắm tay). Đàn gồm ba dây, dây thấp nhất lại là dây giữa, luôn luôn thấp hơn dây cao nhất một quãng 8. Có hai kiểu lên dây, quãng 5 (tăng nặm), quãng 4 (tàng bốc). Tên gọi của các dây như sau: Dây cao gọi là Tiền dây, thấp gọi là Hậu, dây trầm ở giữa là Trung. Cách lên dây đàn cũng có những quy định như sau: Khi đang đàn ở “táng nặm” (quãng 5) muốn đổi sang “tàng bốc” (quãng 4) hoặc ngược lại, thì chỉ có thể điều chỉnh dây hơi lên hoặc xuống chứ không bao giờ được điều chỉnh dây Tiền.

Cấu tạo đàn tính:

Đối với dân tộc Thái tính tẩu là nhạc cụ chính, dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu múa. Các chàng trai người Thái vừa đàn tính tẩu vừa múa bằng nhạc cụ này. Khi đệm hát, tính tẩu thường chơi giai điệu của lời ca. Trong nhạc múa tính tẩu có những bài bản riêng.

Tính tẩu thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám. Tuy nhiên người diễn chỉ sử dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.

Tính tẩu có những bộ phận chính như sau :


  • Bầu (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính thường dao động từ 15 đến 25 cm. Để âm thanh đàn có độ vangvà âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu. Mặt đàn thường làm gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.

 

  • Cần đàn: bằng gỗ, cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân gian, “số đo” cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng … Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 3 trục dây.

 

  • Dây đàn: trước đây làm bằng dây nilong. Tính tẩu có loại 2 dây và loại 3 dây tùy theo từng vùng và từng chức năng âm nhạc. Loại mắc 2 dây phổ biến ở Thái, Tày, thường được chỉnh cách nhau 1 quãng bốn đúng hay quãng năm tùy theo hàng âm của giai điệu hoặc bài nhạc múa. Loại có 3 dây thường do người Tày sử dụng. Họ thêm 1 dây trầm giữa 2 dây kia. Âm thanh của dây trầm thấp hơn dây cao 1 quãng tám đúng. Loại 3 dây được gọi là tính then (đàn then) thường dùng trong nghi lễ Then để phân biệt với loại 2 dây là tinh tẩu dùng để đệm hát và múa.

 

  • Theo cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que khảy mà chỉ khảy bằng ngón tay trỏ của tay phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn. Ngón trỏ khảy xuống và hất lên luân phiên khi chơi giai điệu nhanh. Còn nếu giai điệu chậm thì ngón trỏ chỉ khảy xuống.

Lựa chọn đàn tính dựa vào yếu tố nào?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có nên mua cây đàn tính nào đó hay không. Ví dụ: mua cho ai, kinh phí bao nhiêu, thời hạn sử dụng bao lâu, mục đích gì, chế độ bảo hành ra sao… trong từng chi tiết cụ thể lại có nhiều vấn đề khác nhau.

1. Giá cả đàn tính:

Giá cả đàn tính cũng tương đối rẻ chỉ cần vài trăm nghìn là bạn có thể sở hữu ngay 1 cây để tập chơi, hay treo trang trí trong nhà. 

2. Cửa hàng nhạc cụ uy tín

Hiện nay cũng có nhà nhiều cửa hàng nhạc cụ bán đàn tính nhưng bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi trọn mua. Nhạc cụ đàn Hương là một trong những cửa hàng có bề dày lịch sử, có kinh nghiệm về những loại nhạc cụ truyền thống dân tộc. 

3. Có nên mua đàn tính cũ đã qua sử dụng hoặc những cây đàn quá rẻ?

Có nên mua đàn tính cũ? ắt hẳn là câu hỏi nhiều bạn đặt ra khi muốn sở hữu một cây đàn với ngân sách vừa phải.

Nhưng với người mới, không có nhiều kinh nghiệm âm nhạc bởi nhìn giao diện bên ngoài, bạn sẽ không thể nào kiểm định được chất lượng đàn được. Bạn chỉ có thể dựa vào mẫu mã bên ngoài để xác định nó còn tốt hay không. Mà mẫu mã thì đều có thể “tút” lại được, bóng loáng và mới như thường.

Một cây đàn với giá quá rẻ thì khả năng cao được làm bằng những loại gỗ ép, không chất lượng, ọp ẹp về hình thức dẫn đến âm thanh cũng rất kém. Bạn nên lựa chọn kỹ trước khi quyết định mua.

Mẫu đàn tính bạn có thể tham khảo:

 

Qua bài viết trên, nhạc cụ Đàn Hương đã chia sẻ với các bạn về cách chọn mua đàn tính và giá một cây đàn tính là bao nhiêu? Nếu bạn có nhu cầu mua đàn tính hãy liên hệ với Nhạc cụ Đàn Hương qua hotline: 088.609.4297 chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn nhé! Cuối cùng chúc quý khách hàng sẽ lựa được cho mình cây đàn tính ưng ý!

 

 

Trả lời

Bài viết liên quan

0886094297
Nhắn tin!