Tìm hiểu về đàn tỳ bà - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam

Đàn tỳ bà được mệnh danh là " Nữ hoàng của các nhạc cụ dân gian". Tại sao lại được mệnh danh như vậy? Có lẽ bởi vì hình dáng cây đàn, âm cao thì trong trẻo, âm trung lại nhẹ nhàng uyển chuyển, còn âm trầm lịa dày, ấm. Dải âm của đàn tỳ bà rất rộng cho nên thanh âm phong phú và thể hiện được cái sâu sắc, đồng thời nhiều cung bậc cảm xúc sâu lắng vì vậy mà người ta ví đàn tỳ bà như nữ hoàng của các nhạc cụ truyền thống.

Bài viết dưới đây, nhạc cụ Đàn Hương sẽ giúp độc giả tìm hiểu về đàn tỳ bà - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam 

 

Cấu trúc đàn tỳ bà thể hiện tam tài, tứ quý và ngũ hành

Đàn tỳ bà có chiều dài 3 thước 5 tấc (khoảng 11,6cm), 3 thước tượng trưng cho tam tài (Thiên, Địa, Nhân), 5 tấc thể hiện ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), 4 sợi dây thể hiện cho tứ quý (bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông).

Chính vì vậy, ngoài những người đam mê tiếng tỳ bà muốn sxở hữu nó thì đôi khi đàn tỳ bà cũng được những người đam mê sưu tầm mua về để trưng trong nhà, vừa thể hiện được cái hồn dân tộc, sang trọng, thẩm mỹ lại vừa phong thủy cho ngôi nhà.

Đàn Tỳ Bà được người nghệ nhân tỉ mẩn dùng những miếng gỗ ngô đồng to để làm mặt trước, mặt sau là các loại gỗ tự nhiên khác nhau. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc để tạo ra âm thanh vang, trầm, ấm... tốt nhất. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn  cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.

 

Đàn tỳ bà xuất hiện từ bao giờ?

Tỳ bà đã xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Sau được du nhập về Việt Nam và được gọi cái tên mĩ miều là đàn tỳ bà, dĩ nhiên đàn tỳ bà sau khi về Việt Nam có cải tiến theo phong cách về hình dáng và chất âm phù hợp với người Việt. 

 

Tại sao lại gọi đàn tỳ bà là vua của các nhạc cụ dân gian?

Vì trước đây, người ta quan niệm rằng đàn tỳ bà là một nhạc cụ thần thánh mà các vị thần dùng để truyền cấp cho nhân loại tính thiên chân và thuần khiết.

 

Các kỹ thuật diễn tấu biểu đạt nhiều cung bậc cảm xúc

Đàn tỳ bà là một trong những loại nhạc cụ dân gian có sức biểu cảm phong phú nhất, lịch thiệp và hàm chứa thông điệp không thể diễn tả bằng lời.

Tư thế đàn: có hai tư thế ngồi đó là ngồi thấp, xếp chân trên chiếu hoặc ngồi cao, thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng.

 

Nhạc sư Bửu Lộc đờn tỳ bà           Phạm Thúy Hoan đờn tỳ bà

 

Kỹ thuật tay phải: Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn.

Kỹ thuật tay trái: Kỹ thuật tay trái của đàn tỳ bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, bấm hợp âm.

 

Vị trí độc tấu hoặc lĩnh tấu trong các Dàn nhạc dân tộc Việt Nam

Màu âm đàn Tỳ Bà trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình. Khi nghe ta cảm tưởng màu âm hơi giống đàn Nguyệt nhưng thực tế có phần hơi đanh và khô hơn, nhất là ở những khoảng âm cao.

 

Đàn tỳ bà trong nhã nhạc cung đình huế

Vì thế, đàn Tỳ Bà thường để độc tấu các bản nhạc cổ truyền Dân tộc, khả năng độc tấu rất phong phú hay sử dụng trong các Ban nhạc Tài tử, Phường Bát âm, Dàn nhạc Cung đình Huế, Dàn nhạc Cải lương, đặc biệt gần đây được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu và Dàn nhạc Giao hưởng Dân tộc. Ngày nay, khi nền âm nhạc phát triển, giới trẻ muốn tạo ra phong cách riêng cho mình, vẫn dùng đàn tỳ bà để độc tấu những bài của giới trẻ. 

 

Đàn tỳ bà trong Dàn nhạc tổng hợp dân tộc

 

Qua bài viết này, nhạc cụ đàn Hương đã giới thiệu cũng như giúp các bạn độc giả tìm hiểu về đàn tỳ bà - Nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam . Cuối cùng chúc các bạn giữ mãi niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc và sở hữu cho mình những cây đàn ưng ý. 

 

Nếu bạn có nhu cầu mua đàn tỳ bà hãy liên hệ với Nhạc cụ Đàn Hương theo hotline: 088.609.4297 để được tư vấn và đặt hàng.

 

Trả lời

Bài viết liên quan

0886094297
Nhắn tin!