Đàn tính là đàn gì?
Tính tẩu (hay tinh tẩu) (còn gọi là đàn Tính hay đàn Tẩu) là loại nhạc cụ gảy dây có xuất xứ xa xưa từ Trung Quốc, vốn là nhạc cụ của người Choang. Sau đó nó được du nhập vào Việt Nam và được dùng phổ biến ở một số dân tộc miền núi tại Việt Nam như người Thái, người Tày... Để khỏi nhầm lẫn với loại đàn bầu của người miền xuôi, nhiều người gọi tính tẩu là đàn tính nhưng nếu dịch ra "đàn bầu" thì sai. Do đó chỉ cần hiểu đàn tính là cách gọi tắt của đàn tính tẩu.
Đối với dân tộc Choang ở Trung Quốc hay người Tày ở Việt Nam thì thiên cầm (tức đàn tính) là nhạc cụ chính dùng để độc tấu, đệm hát và chơi giai điệu múa. Các cô gái người Choang Trung Quốc vừa gảy đàn tính vừa hát bằng nhạc cụ này. Khi đệm hát, thiên cầm thường chơi giai điệu của lời ca. Trong nhạc múa thiên cầm của dân tộc Choang có những bài bản riêng.
Đàn tính được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau của người dân tộc Tày như cưới xin, lễ hội,.. nhất là hát then.
Ðàn tính có mặt trong tất cả các ngày vui như: Dịp năm mới, mừng nhà mới, ngày cưới, mừng thăng quan, tiến chức, mừng thượng thọ.; hay những lúc an ủi người ốm, những lúc buồn, động viên người đang phiền muộn,… cũng đều có mặt loại đàn này. Trong không khí thiêng liêng, lời ca, điệu múa và âm nhạc hòa quyện rộn ràng, say đắm, mang đến cho người nghe, người xem những cảm xúc dạt dào và có tính thẩm mỹ cao.
Tính tẩu (thiên cầm) thuộc bộ dây, âm vực có thể đạt tới 3 quãng tám. Tuy nhiên người diễn chỉ sử dụng những âm trong vòng 2 quãng tám và một vài âm hơn nữa.
Thiên cầm có những bộ phận chính như sau:
- Bầu vang (bộ phận tăng âm): làm bằng nửa quả bầu khô (cắt ngang). Kích cỡ bầu vang có thể thay đổi tùy theo quả bầu lớn nhỏ, song đường kính thường tư 15 đến 25 cm. Để có độ vang, âm sắc chuẩn người ta thường chọn quả bầu tròn và dày đều để làm bầu vang. Mặt đàn thường làm bằng gỗ cây ngô đồng xẻ mỏng khoảng 3mm. Trên mặt đàn có khoét lỗ hình hoa thị để thoát âm. Ngựa đàn tương đối nhỏ nằm trên mặt đàn.
- Cần đàn: bằng gỗ tự nhiên chắc chắn nên về thời gian không lo cong vênh. Cần đàn dài khoảng 9 nắm tay của người chơi đàn. Theo kinh nghiệm dân gian, "số đo" cỡ nào thì hợp với cỡ giọng hát của người có số đo ấy. Phần dưới của cần đàn xuyên qua bầu vang, còn phần trên cùng là đầu đàn uốn cong hình lưỡi liềm hoặc đầu rồng, đầu phượng … Mặt cần đàn trơn, không có phím như đàn tam. Hốc luồn dây có 3 trục dây.
- Dây đàn: trước đây làm bằng tơ xe, nay là nilon.
Cách chơi
Tính tẩu có âm sắc êm dịu, thanh thoát. Khi phát ra âm cao nó gần giống với tiếng đàn tam. Lúc sản xuất âm trầm nó cho người nghe cảm giác hơi mờ ảo.
Theo cách đánh đàn xưa, người diễn không dùng que khảy mà chỉ gảy bằng ngón tay trỏ của tay phải. Ngón cái và giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu đàn. Ngón trỏ gảy xuống và hất lên luân phiên khi chơi giai điệu nhanh. Còn nếu giai điệu chậm thì ngón trỏ chỉ gảy xuống.
Kỹ thuật tay phải gồm có ngón vê, ngón phi và đánh âm nền … Riêng về tay trái gồm có các thế bấm như ngón rung, ngón vuốt, ngón vê, ngón phi, ngón luyến và âm bội.
Trong thập niên 1970, một số nghệ nhân đã thể nghiệm cải tiến đàn tính tẩu bằng cách lắp thêm dây vào cần đàn (khoảng 4, 5 dây). Do yếu tố này họ phải làm cần đàn và bầu đàn lớn hơn khiến ngón bấm khó chính xác. Một số người lại dùng que gảy thay đầu ngón tay. Kết quả âm sắc không giống đàn tính tẩu gốc mà lại giống đàn banjo (loại alto). Một số người khác thay gỗ để làm bầu đàn, âm thanh phát ra đanh và khô không đẹp như bầu đàn quả bầu khô. Nhìn chung, những cách cải tiến kể trên không gặt hái thành công.
Các bạn có nhu cầu mua đàn tính hãy liên hệ với nhạc cụ đàn Hương - chuyên cung cấp các loại nhạc cụ và phụ kiện. Cuối cùng chúc các bạn mua được cây đàn ưng ý!
Hotline: 088.609.4297