ĐÀN TỨ KHẢM

Giá : 1,290,000 đ Giá cũ : 1,500,000đ Tiết kiệm:210,000đ

KHUYẾN MẠI

Đang cập nhập

Giờ làm việc: 8h00-20h00 (Tất cả các ngày)

ĐỊA CHỈ MUA HÀNG

Số nhà 55 ngõ 119 đường Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

SẢN PHẨM ĐANG BÁN CHẠY NHẤT

Đàn tứ hình thang cải tiến

Chất liệu: Gỗ thường, mặt gỗ ngô đồng

Có khảm trai

Bảo hành 12 tháng 

Tên gọi

Đàn tứ có bốn dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn). Tuy nhiên đàn này còn nhiều tên gọi khác như đàn đoản (đoản là ngắn) vì cần đàn ngắn hơn đàn nguyệt, đàn nhật (nhật là mặt trời) vì thùng đàn hình tròn tạo thành một cặp với đàn nguyệt (nguyệt là mặt trăng). Đàn tứ có 2 loại là đàn tứ thùng (loại mới) và đàn tứ tròn (đàn đoản – loại cổ truyền).

Cấu tạo

Đàn tứ có những bộ phận chính như sau:

  1. Bầu vang (bộ phận tăng âm): hình hộp tròn, dẹt như đàn nguyệt. Đường kính mặt đàn và hậu đàn bằng nhau, khoảng 35 cm. Thành bầu xấp xỉ 7 cm (thành bầu vang của các loại tương tự của người dân tộc mỏng hơn)
  2. Mặt đàn: Bằng gỗ để mộc (đàn của người H’Mông có hoa văn và lỗ thoát âm). Trên mặt đàn, ở phần dưới có bộ phận móc dây, còn được coi là ngựa đàn.
  3. Cần đàn: Bằng gỗ cứng, ngắn và to bản. Các phím đàn hơi cao, có khoảng hơi đều nhau trên suốt cần đàn và mặt đàn.
  4. Đầu đàn: Có 4 trục mắc dây, mỗi bên 2 trục.
  5. Dây đàn: Tuy có 4 trục mắc dây nhưng gần đây chỉ sử dụng có 2 trục (để móc 2 dây trên mỗi trục). Trước đây dây đàn làm bằng tơ se, ngày nay thường dùng dây nilon.

Đàn tứ có âm vực rộng 2 quãng tám. Loại đàn tứ cổ truyền có 4 dây (2 dây to đồng âm, 2 dây nhỏ đồng âm) nên ngày nay các nghệ nhân chỉ mắc dây trên 2 trục. Tuy nhiên có người lại gắn 4 dây với 4 âm khác nhau theo kiểu đàn Mandoline. Đây là sự cách tân đáng chú ý. Đàn tứ thùng là cây đàn cải tiến mới xuất hiện khoảng 40 năm nay ở Việt Nam. Đàn được tạo dáng với thùng đàn hình thang như đàn đáy và gắn bốn dây nilon. Nhìn chúng các dây đàn được chỉnh khá căng trên hàng phím tương đối cao, thích hợp để sử dụng ngón vê. Cần đàn được gắn phím theo hệ thống 12 bán âm như hệ thống thang âm Tây phương. Vì lẽ đó Đàn tứ thùng rất thuận tiện trong việc trình tấu những sáng tác lấy chất liệu từ âm nhạc dân gian, truyền thống nhưng lại mang phong cách âm nhạc hiện đại.

Âm thanh

Đàn tứ có âm sắc tươi sáng, thích hợp để diễn tả những giai điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Tuy nhiên nên dùng dây tô hay dây nilon, đàn tứ có khả năng diễn đạt tính chất trữ tình.

 

Kỹ thuật biểu diễn

Đàn tứ có 10 phím, gắn theo hệ thống thất cung chia đều (không có những quảng nửa cung), nghĩa là không hoàn toàn giống hệ thống thất cung của phương Tây. Trong lúc diễn nghệ sĩ dùng cách nhấn dây để tạo âm thanh thích hợp với các loại bài bản. Khi biểu diễn, tay trái sử dụng những kỹ thuật chính như ngón vê, ngón phi, còn tay trái thường dùng ngón vuốt, ngón nhấn, ngón lu yến và đánh chồng âm (tương tự đàn tỳ bà).

Sử dụng

Dàn nhạc dân tộc với người chơi đàn tứ thùng ngồi ngoài cùng bên phải

Tại Việt Nam, đàn tứ thường do người Kinh sử dụng, một số dân tộc thiểu số như Mường,Pu Péo cũng có nhạc cụ này nhưng cấu tạo đơn giản hơn. Đàn tứ thường xuyên xuất hiện trong một số ban nhạc cổ truyền như cải lương hoặc hát bội(bộ). Nhiệm vụ chính của đàn tứ là hòa tấu, tuy nhiên ở miền núi người ta thích dùng nó để độc tấu. Cách độc tấu của người miền núi rất khác so với phong cách của người Kinh.

"Nhạc cụ Đàn Hương | Uy Tín - Chất Lượng - Tận Tình"

Bảo hành sản phẩm

Dịch vụ bảo hành tận nơi. Cam kết chế độ bảo hành chu đáo, tận tâm, linh hoạt. Ghét chậm trễ

Nhân lực chuyên nghiệp

Nhân lực tại nhạc cụ Đàn Hương với bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và quy trình sản xuất đàn hiện đại

Sản phẩm tinh xảo

Mẫu sản phẩm được thiết kế hoàn mỹ, sắc nét vượt trội, vật liệu hạng sang, nguồn gốc rõ ràng!

Chất lượng âm thanh

Tất cả nhạc cụ tại nhạc cụ Đàn Hương đều trải qua quy trình kiểm tra âm thanh và chất lương rất kỹ càng trước khi xuất xưởng.

0886094297
Nhắn tin!